xuyên lục địa - xuyên thế giới - kết nối bạn bè
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

xuyên lục địa - xuyên thế giới - kết nối bạn bè


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm năm 2008

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Scientist
Founder Founder
Scientist

Nam Tổng số bài gửi : 1276
Chỉ số EQ Chỉ số EQ : 20
Join date : 07/05/2009
From From : Ho Chi Minh City
Số tiền có được (XLDD) Số tiền có được (XLDD) : 4051

Về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm năm 2008 Vide
25 06 2009
Bài gửiVề tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm năm 2008

Theo BSA và IDC, vi phạm bản quyền phần mềm đã gây thất thoát 257 triệu USD cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Báo cáo thường niên lần thứ 6 của liên minh Phần Mềm Doanh Nghiệp (BSA, www.bsa.org) và tập đoàn Dữ Liệu Quốc Tế (IDC, www.idc.com) công bố ngày 12/5/2009 tại Hà Nội cho thấy, sau 2 năm liên tiếp giảm, tỷ lệ vi phạm phần mềm ở Việt Nam vẫn ở mức 85% trong năm 2008. Kết quả nghiên cứu thực hiện bởi IDC, công ty hàng đầu thế giới về dự đoán và nghiên cứu thị trường trong ngành CNTT. Thiệt hại từ nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cho công nghiệp phần mềm Việt Nam năm 2008 đã lên 257 triệu USD, tăng 30% so với 2007.

Ông Đào Anh Tuấn, đại diện BSA tại Việt Nam cho biết, “Trong khi tốc độ tăng số lượng máy tính cá nhân mới được bán ra nói chung đã giảm xuống mức 13% trong năm 2008 thì mức tăng lại là gấp đôi đối với số máy tính cá nhân mới được bán cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, mặc dù rõ ràng là những nỗ lực trong việc hợp tác chống nạn vi phạm bản quyền giữa BSA, hiệp hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam (VINASA) và bộ VH-TT-DL đã thành công trong việc làm giảm tỷ lệ vi phạm phần mềm tại khối các doanh nghiệp, thì sự tăng trưởng mạnh của thị trường dành cho khối người tiêu dùng đã làm giảm đáng kể những kết quả tích cực đã đạt được từ khối các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tăng lượng máy tính cá nhân nói chung cũng đã làm tăng thiệt hại của ngành công nghiệp phần mềm. Chúng ta hãy đừng quên rằng, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam bao gồm các cá nhân và tổ chức Việt Nam – đó là các nhà phân phối, các đơn vị bán lẻ, các đối tác làm tăng giá trị sản phẩm và các công ty phát triển phần mềm, và do vậy, các tác động của nạn vi phạm bản quyền phần mềm sẽ tác động nhiều tới chính các cá nhân và tổ chức như thế của Việt Nam. Vì thế mà cần phải mở rộng hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi và các chủ sở hữu bản quyền để tăng cường bảo vệ bản quyền phần mềm”.

“Tỷ lệ vi phạm bản quyền cao vừa ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty phần mềm vừa ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung”, ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc trung tâm An Ninh Mạng ĐH Bách Khoa - BKIS nói. “Đơn cử lấy BKIS làm ví dụ, nếu chúng tôi có thể có được 20% trong toàn bộ số người sử dụng phần mềm chống virus của BKIS được ước tính vào khoảng 5 triệu người trả phí bản quyền với mức chi khoảng 20 USD cho một phần mềm sử dụng thì hàng năm chúng tôi đã có thể thu thêm 20 triệu USD. Đây là điều kiện cơ bản để chúng tôi có thể phát triển hơn, tạo thêm việc làm và đóng thuế nhiều hơn cho nhà nước. Và quan trọng hơn nữa, đây cũng là điều kiện căn bản để sản phẩm của chúng tôi có thể vươn ra được các thị trường thế giới”.

Trên phạm vi thế giới, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã giảm tại 57 nước (hơn một nửa) trong tổng số 110 quốc gia được nghiên cứu. 36 quốc gia (gần một phần ba) vẫn giữ nguyên tỷ lệ này và tỷ lệ này đã tăng ở 16 quốc gia trong năm 2008. Trên phạm vi toàn cầu thì tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính trong năm 2008 lại vẫn tăng lên như trong năm 2007, từ mức 38% lên 41%. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do việc số máy tính cá nhân mới được bán ra lại tăng mạnh nghất tại những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tăng nhanh số lượng máy tính cá nhân mới này đã làm lu mờ những thành quả đã đạt được trong cuộc chiến chống nạn vi phạm bản quyền. Và điều này cũng đúng với Việt Nam trong năm 2008.

Ở một góc độ khác của vần đề, lần đầu tiên, tổng số thất thoát từ việc vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD. Thất thoát trên toàn thế giới tăng 11%, lên tới 53 tỷ USD với giá đô la cố định, mặc dù một nửa của sự gia tăng đó là kết quả của sự giảm giá của đồng USD. Loại trừ ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ thì số thất thoát tăng 5%, lên mức 50,2 tỷ USD. “Chúng tôi đang nỗ lực không ngừng để đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền máy tính, không chỉ giúp cho nền công nghiệp phần mềm, mà còn mở rộng nền kinh tế và xã hội”, chủ tịch BSA, ông Robert Holleyman phát biểu. “Tin xấu là nạn vi phạm bản quyền phần mềm còn quá phổ biến trên toàn thế giới, hủy hoại các công ty dịch vụ CNTT địa phương, đem lại cho những người sử dụng phần mềm trái phép những lợi thế bất công trong kinh doanh và làm lan truyền các nguy cơ an ninh mạng”.

Vi phạm phần mềm bản quyền không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phần mềm. Ví dụ, mỗi 1 USD từ việc bán phần mềm tại 1 quốc gia sẽ đóng góp 3 đến 4 USD cho các công ty địa phương làm dịch vụ CNTT và phân phối. Nghiên cứu của IDC năm 2008 đã dự đoán, nếu tỷ lệ vi phạm phần mềm máy tính giảm đi 10 điểm trong vòng 4 năm thì sẽ tạo ra 600.000 việc làm trên toàn cầu. Một nghiên cứu mới cho biết dự đoán này đang được khẳng định thông qua kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc và Nga. Vi phạm phần mềm cũng làm giảm nguồn thu thuế trong khi các chính phủ đang chịu áp lực phải cung cấp những dịch vụ thiết yếu.

Theo báo cáo năm 2008, việc giảm vi phạm phần mềm đi 10 điểm thì chính phủ sẽ có thêm 24 triệu USD mà không cần phải tăng thuế. Vi phạm phần mềm còn gia tăng nguy cơ an ninh mạng. Ví dụ gần nhất là việc phát tán vi rút Conficker một phần là do các phần mềm bất hợp pháp không được tự động cập nhật (để nhận diện) các virus mới. Theo nghiên cứu năm 2006, IDC thấy rằng có khoảng 29% các trang web và 61% những trang web liên kết (P2P) sử dụng phần mềm lậu đều bị nhiễm virus “Trojans”, spyware, keylogger và những công cụ định dạng đột nhập khác.

Theo nghiên cứu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng pha trộn tới nạn vi phạm bản quyền phần mềm. Victor Lim, phó chủ tịch phụ trách các hoạt động tư vấn của IDC tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết khi sức mua giảm thì người tiêu dùng sẽ sử dụng máy tính lâu hơn, dẫn đến việc gia tăng nạn vi phạm bản quyền, bởi vì máy tính cũ thường được cài đặt những phần mềm không bản quyền hơn. Tuy nhiên, áp lực chi tiêu đang thúc đẩy việc tiêu thụ những “netbooks” không đắt tiền, kèm theo những phần mềm bản quyền được cài đặt sẵn, và thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng chương trình quản lý tài sản phần mềm (SAM) nhằm nâng cao năng suất và giảm chi phí CNTT. “Năng lực chi tiêu giảm chỉ là một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nạn vi phạm bản quyền phần mềm”, ông Lim cho biết. “Ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế - có phần tiêu cực, có phần tích cực - nhưng nó có thể sẽ không thật hoàn toàn rõ ràng cho đến khi những số liệu năm 2009 được đưa ra”.

Các nước có tỷ lệ vi phạm thấp nhất là Mỹ, Nhật, New Zealand và Luxembur, tất cả đều ở mức gần 20%. Các nước có tỷ lệ vi phạm cao nhất là Armeni, Băng-la-đét, Georgia và Zimbabwe, tất cả đều ở mức trên 90%.

Để biết thêm thông tin chi tiết hay để có bản sao của toàn bộ bài nghiên cứu, xin truy cập www.bsa.org/globalstudy.

Nguồn pcworld.com.vn


Được sửa bởi Scientist ngày Fri 26 Jun 2009, 21:42; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://xuyenlucdia.forumvi.com
Share this post on:  reddit

Về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm năm 2008 :: Comments

__vodka__
chuyện này bình thường thôi, mà sao lại dùng tù qui phạm bản quyền nhỉ. phài nói là quyền tự do báo chí, tự do tuyên truyền văn hoá mới đúng. Với lại nhiều phần mềm quá tào lao, trả lẻ cũng phải trả tiền. Nói chung tình trạng này có thể giải quyết chỉ ở mức 10 đến 15 % thôi. Phải chịu.
Scientist
Theo Admin nghĩ thì phần mềm dù hay hay k0 thì cũng là công sức của người tạo ra nó. Nếu một số người cướp lấy công sức của bạn thì bạn cảm thấy như thế nào? Vì thế chúng ta phải cố gắng hết sức đẻ tránh tình trạng vi phạm phần mềm này. OK
 

Về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm năm 2008

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
xuyên lục địa - xuyên thế giới - kết nối bạn bè :: (`'•.(`'•.Tám thoải mái.•'´).•'´) :: Nói ngoài xã hôi. -